Localhost là thuật ngữ được ghép bởi từ “local” (máy tính) và “host” (máy chủ). Thuật ngữ này mô tả cổng giao tiếp được kết nối trực tiếp với máy chủ gốc. Nói một cách dễ hiểu thì nó là một webserver - Chương trình máy chủ được chạy trực tiếp trên máy tính của người dùng.
Localhost sẽ đảm nhiệm chức năng cài đặt và thử nghiệm website trên hệ thống máy tính. Từ đó giúp cho việc thao tác và xử lý dữ liệu nhanh chóng hơn, không phải mất quá nhiều công sức và hạn chế được tình trạng mất kết nối như online hosting. Bởi nó được cài đặt trên chính máy tính của người dùng nên chỉ có người dùng mới xem được trang web mà họ cài đặt trên localhost.
Localhost khi kết hợp cùng nhiều ứng dụng bổ trợ khác nhau sẽ tạo ra một môi trường tương tự như hosting, nên có thể chạy source code của web trên chính máy tính của người dùng. Thông thường để tạo ra một website, người dùng cần thuê hosting và thiết kế website lên đó, nhưng với localhost thì bạn vẫn có thể xây dựng website, nhưng chỉ mang tính chất dùng để thử nghiệm hoặc thực hành coding.
Cũng tương tự như hosting, localhosting cần có những ứng dụng dưới đây để chạy:
Sau khi cài đặt localhost vào máy, máy tính của bạn sẽ có một phần web server để khởi động ứng dụng website với địa chỉ http://127.0.0.1. Ngoài ra, bạn cũng có thể khởi động localhost với đường dẫn http://localhost.
Localhost vô cùng hữu ích với các chuyên gia máy tính với những ưu điểm vượt trội có thể kể đến như:
Localhost vô cùng hữu ích khi chặn các trình duyệt truy cập và những site có virus gây hại. Người dùng chỉ cần truy cập vào host file sau đó tùy chỉnh thông tin tại đây. Host file này có vai trò DNS để tìm kiếm địa chỉ IP liên quan đến tên miền. Khi truy cập vào tên miền, bạn hoàn toàn có thể yên tâm mình sẽ không bị chuyển tới server gây hại. Trình duyệt sẽ trả ngược lại sever của bạn, vốn không có file gây hại, phương pháp này được sử dụng để ngăn chặn website nhất định.
Nếu bạn là một nhà quản trị mạng, thì cần phải đảm bảo mọi thiết bị, cũng như TCP/IP luôn phải ở trạng thái hoạt động ổn định. Đồng thời, người dùng có thể thực hiện kiểm tra các kết nối bằng cách gửi ping đến localhost.
Nếu như đang sử dụng hệ điều hành windows, bạn chỉ cần mở command prompt lên và nhập lệnh “ping localhost” hay “ping 127.0.0.1”. Kết quả hệ thống sẽ kiểm tra xem hệ thống của người dùng có đang hoạt động tốt không, từ đó có thể kịp thời sửa chữa.
Localhost được ứng dụng phổ biến và rộng rãi trong lĩnh vực lập trình. Khi một hệ điều hành giả lập thành một server khi loopback bắt đầu được kích hoạt hay khi họ tạo một app web, phần mềm kết nối với internet. Do đó, người dùng có thể dễ dàng tải và kiểm tra các kỹ năng hoạt động của phần mềm.
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm localhost là gì hay những ứng dụng của nó, thì tiếp theo bạn nên tìm hiểu thêm về các ứng dụng cơ bản bên trong. Localhost có rất nhiều ứng dụng khác nhau bên trong, đây chính là ngôn ngữ lập để xây dựng website. Dưới đây là một số ứng dụng cơ bản có thể kể đến như:
Lập trình viên có thể sử dụng phần mềm Xampp hoặc AppServ để cài đặt localhost.
XAMPP được biết đến là trình tạo web cho các hệ điều hành Windows, Mac OS, Linux, Cross - platform và Salaris. Phần mềm này không thu phí người dùng, thường xuyên được update nên rất phù hợp để cài đặt localhost.
Trình từ cài đặt như sau:
Link download: https://www.apachefriends.org/download.html
Bên cạnh Xampp, localhost còn được cài đặt thông qua phần mềm AppServ.
Trình tự cài đặt:
Link download: https://www.appserv.org/en/download/
Bài viết trên đây là những chia sẻ hữu ích về localhost là gì, những ứng dụng của nó trong lập trình và thiết kế website. Hy vọng với những thông tin này sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo, chức năng và cách cài đặt localhost cho trang web của mình. Ngoài ra, nếu bạn muốn website của mình không phải chạy trên localhost mà vẫn có thể hoạt động trực tuyến được trên internet thì hãy đăng ký các gói hosting nhé!